Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu ảnh hưởng sao tới sức khỏe?

Bé nhà tôi được 3 tuổi, gần đây bé có tình trạng bị táo bón, đi ngoài khó khăn và phải rặn thường xuyên. Thi thoảng phân có lẫn máu, cháu đau và sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh. Tôi phải làm sao khi cháu bị táo bón ra máu, tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu này có nguy hiểm không?

Nguyên nhân trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, khi trẻ bị táo bón lâu ngày ra máu có thể dẫn tới tình trạng đi đại tiện khó khăn, cố rặn và gây ra chảy máu ở hậu môn.

  • Chế độ ăn uống của bé nhiều béo ít xơ: Trong ăn uống hằng ngày có thể mẹ chỉ quan tâm bổ sung chất đạm từ thịt cá trứng sữa mà vô tình quên việc bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể. Chất xơ hòa tan và không hòa tan là những thành phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, cung cấp nước cho ruột trong quá trình bài tiết.
  • Bé uống không đủ nước: Trẻ nhỏ thường không có thói quen tự uống nước, đôi khi mải chơi, quên uống nước. Thiếu nước cho hệ tiêu hóa khiến ruột không thể hấp thụ đủ nước, khi phân đi qua gây nên tình trạng khô cứng, khó đi ngoài gây táo bón
  • Bé ít vận động: Lười vận động ở trẻ nhỏ gây nên tình trạng đường ruột hoạt động kém, ruột không co thắt thường xuyên dẫn tới tình trạng táo bón
  • Do ảnh hưởng của thuốc kháng sinh, gây nóng trong, dễ dẫn đến táo bón
  • Do bé mắc một số bệnh về hệ tiêu hóa cũng dẫn đến táo bón.

Tác dụng phụ của thuốc Tây khiến trẻ bị táo bón

Tác dụng phụ của thuốc Tây khiến trẻ bị táo bón

Đối tượng trẻ bị táo bón nhiều nhất là từ 2-6 tuổi, khi bị táo bón lâu ngày, đi vệ sinh phải rặn hoặc phải dùng các biện pháp hỗ trợ như bơm thụt khiến hậu môn bị xây xát, đau đớn và đều có thể gây nên táo bón bị chảy máu.

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? 

Tình trạng bé bị táo bón lâu ngày gây cảm giác mệt mỏi, đau đớn, sợ đi vệ sinh, chán ăn chậm lớn và nếu không điều trị kịp thời táo bón có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác.

1. Táo bón ra máu gây bệnh trĩ 

Bệnh trĩ là biến chứng phổ biến nhất khi bị táo bón. Táo bón lâu ngày cùng việc khó khăn trong việc đi ngoài, cố rặn khi đi đại tiện có thể gây nên bệnh trĩ.

Táo bón gây tổn thương hậu môn, hậu môn bị giãn ra hình thành nên các búi trĩ, có thể gây trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ khiến trẻ nhỏ đau đớn mỗi lần đi vệ sinh và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Bệnh trĩ chỉ có thể chữa trị bằng cách phẫu thuật.

Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể bị trĩ

Trẻ bị táo bón lâu ngày ra máu có thể bị trĩ

2. Viêm hậu môn 

Tình trạng táo bón lâu ngày ra máu của trẻ có thể gây nên nứt rách hậu môn, hậu môn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, các vi khuẩn tấn công gây nên tình trạng viêm nhiễm. Các biểu hiện của viêm nhiễm hậu môn là đau rát, luôn tạo cảm giác đau mót đi vệ sinh dù không có nhu cầu đi đại tiện.

Các biểu hiện của viêm hậu môn có thể chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, lâu ngày có thể dẫn tới mãn tính. Tình trạng viêm hậu môn và viêm đại tràng lâu ngày có thể dẫn tới nguy cơ ung thư đại tràng trực tràng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.

3. Nhiễm khuẩn máu, xuất huyết 

Nhiễm khuẩn máu là biến chứng vô cùng nguy hiểm của khi trẻ đi ngoài ra máu. Các vết nứt rách chưa hồi phục có thể bị vi khuẩn xâm nhập, lâu ngày có thể dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn máu.

Bệnh nhiễm khuẩn máu là tình trạng nhiễm trùng rất nguy hiểm, khi các virus trong máu lan khắp cơ thể theo đường máu có thể gây nên nhiều bệnh lý khác và gan, thận, cơ thể suy yếu rất nhiều.

Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nặng về tuần hoàn, hô hấp, suy gan thận và các cơ quan khác.

Táo bón lâu ngày ra máu có thể gây trĩ

Táo bón lâu ngày ra máu ở trẻ có thể gây trĩ

4. Polyp trực tràng 

Nhiều trẻ em có tình trạng đi ngoài ra máu bị polyp trực tràng, nhiều trường hợp khi nội soi polyp trực tràng lớn khiến trẻ bị thiếu máu, chảy máu nhiều gây tắc ruột và có thể dẫn tới ung thư.

Bệnh polyp là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng thường có biểu hiện không rõ ràng, dễ chẩn đoán sang các bệnh tiêu hóa đơn thuần. Do đó khi trẻ có tình trạng đi ngoài ra máu nhiều, trong nhiều ngày, nên cho bé đi khám ngay lập tức để tránh tình trạng xấu đi.

5. Ung thư đại trực tràng 

Theo các cuộc khảo sát, ung thư đại trực tràng là dạng ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ 4 trên thế giới chỉ sau các bệnh ung thư phổi, ung thư gan và ung thư dạ dày.

Tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài ra máu gây viêm nhiễm đại trực tràng, tác động xấu tới cơ thể. Các vi khuẩn ngày càng có cơ hội xâm nhập cơ thể gây nên các tế bào ung thư. Ung thư trực tràng vô cùng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Ung thư đại trực tràng khi bị táo bón lâu ngày ra máu

Ung thư đại trực tràng khi bị táo bón lâu ngày ra máu

Làm gì khi trẻ đi ngoài ra máu?

Tình trạng đi ngoài ra máu khi còn nhẹ có thể xử lý đơn giản tại nhà bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung chất xơ từ hoa quả, rau xanh, nước ép, các loại vitamin và khoáng chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện chứng táo bón.

Bên cạnh đó, việc bổ sung nước và vận động thể dục thể thao cho bé cũng giúp cải thiện táo bón. Các phương pháp như dùng thuốc xổ, thuốc kích thích mềm phân hay bơm thụt cũng có thể sử dụng nhưng nên hạn chế, chỉ khi sử dụng các phương pháp khác không còn hiệu quả nữa.

Cách chăm sóc trẻ đi ngoài ra máu tại nhà

Đối với trẻ em hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên việc tự ý sử dụng thuốc là rất nguy hiểm, cần có sự chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ có chuyên môn. Ngoài ra cần phải chăm sóc trẻ đúng cách để bệnh chuyển biến tích cực bằng cách:

  • Mỗi ngày cho trẻ uống 2 lít nước, có thể bổ sung thêm: nước cơm, nước trái cây, nước muối pha loãng, sữa,… để bù điện giải.
  • Bổ sung thực phẩm chứa Vitamin K (súp lơ, củ cải, cần tây, rau bina,…) để hạn chế lượng máu thất thoát và thúc đẩy quá trình đông máu.
  • Bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
  • Không cho trẻ ăn đồ cay nóng.
  • Nấu chín thực phẩm, chế biến mền và dạng lỏng.
  • Cho trẻ ăn thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt đỏ, trứng, củ dền đỏ,…để thúc đẩy sản xuất hồng cầu, hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng

Chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp tình trạng đi ngoài ra máu của trẻ cải thiện nhanh chóng. Nhưng nếu không kịp thời điều trị sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu áp dụng các biệp pháp trên mà không hiệu quả hãy tham khảo dòng sản phẩm PQA Nhuận Tràng _ Hỗ trợ điều trị tình trạng đi ngoài ra máu tươi tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.